Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

Ngày xuân nói về chữ "HỶ"

Khi cái lạnh của những ngày cuối năm trở về, cùng cỏ cây vạn vật sinh sôi nảy nở. Và chẳng biết tự bao giờ vào khoảng thời gian này thì những người yêu thành thì những người yêu nhau rộn ràng bước vào mùa cưới. Từ thành thị cho đến nông thôn, dường như đi đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh cô dâu bước lên xe hoa về nhà chồng. Có lẽ chính vì thế, mà mọi người thường nói rằng: "Cưới vợ ăn Tết".

Chúng ta ai ai cũng biết rằng, ngày cưới là ngày vui và hết sức trân trọng của một đời người. Từ vui - danh từ Hán - Việt gọi là Hỷ. Vì vậy, cho nên trong các thiệp mời đám cưới, ở ngoài bì thư bên phía góc trái có in hình hai chữ Hán giống nhau. Đó là chữ Song Hỷ.
Thường thì các bạn trẻ diễn đạt bằng suy nghĩ "hiện thực hóa" vấn đề. Họ cho rằng, ngày cưới là ngày vui của chú rể và cô dâu. Do đó Song Hỷ có nghĩa là niềm vui, là hạnh phúc nhất của hai người.
Thật ra, tuy gọi là Song Hỷ, nhưng niềm vui trọn vẹn nhất chỉ đến với một người. Đó chính là chú rể. Tại sao lại có chuyện nghịch thường này? Xin được trích dẫn vì đâu?  Và tại sao lại có danh từ Hán - Việt : Sỏng Hỷ?
Có một giai thoại kể rằng: vào thời nhà Minh bên Trung Quốc. Có chàng thư sinh tên gọi là Phương Minh Thu, trên đường lai kinh ứng thí. Khi đến thành Tô Châu có nhà phú hộ nọ dán câu đối trước nhà kén rể. Phương Minh Thu mới tò mò lần đến xem. Câu đối ghi: "Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng túc mã tề".
Suy nghĩ mãi mà chàng thư sinh nọ không tìm ra vế đối lại. Sau khi đọc thuộc lòng câu đối, chàng thư sinh Phương Minh Thu tiếp tục lên đường.
Ngờ đâu, trong cuộc thi, quan chủ khảo nhìn ra sân thấy lá cờ thêu hình con hổ bay phất phới. Ông liền ra vế đối cho các thí sinh. Câu đối như sau: "Phi hổ kỳ, kỳ hổ phi, kỳ nguyên hổ tàng nhân".
Thế là chàng thư sinh Phương Minh Thu chẳng cần suy nghĩ, liền lên tiếng ứng khẩu ngay: "Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng túc mã dinh tề". Và rồi chàng đậu tiến sĩ ở kỳ thi đó.
Trên đường về lại quê nhà, khi đi ngang qua nhà phú hộ thấy câu đối vẫn còn nguyên, chưa một ai đối được. Chàng xin gặp chủ nhân và đọc liền ngay: "Phi hổ kỳ, kỳ hổ phi, kỳ nguyên hổ tàng nhân". Thế là nhà phú hộ gả ngay cô gái yêu cho chàng.
Trong đêm động phòng hoa chúc, có lẽ chàng thư sinh Phương Minh Thu thay hay không bằng.. hên. Nhờ một câu đối mà được ghi tên bảng vàng, lại có vợ đẹp. Tiên tay chàng viết hai chữ "Hỷ" liền nhau - tức Song Hỷ dán ngay trước cửa buồng. Với ý nghĩa là hai niềm vui đến với chàng cùng một lúc. Vừa  được làm quan, vừa có vợ đẹp, chỉ một câu đối không phải do nơi công sức của mình. Thử hỏi còn gì sướng cho bằng!
Song Hỷ - nghĩa đơn giản là hai niềm vui. Có lẽ vì vậy mà các tài tử, giai nhân thời bây giờ nghĩ rằng đó là niềm vui của đoi uyên ương khi bước vào hạnh phúc hôn nhân, nên mới lấy "biểu tượng" Song Hỷ dành cho ngày vui trọng đại của mình ?
Người ta thường nói: "Vợ chồng tuy hai mà một, tuy một mà hai". Nếu như chàng thư sinh  Phương Minh Thu lấy cái vui nhân đôi của mình, mà san sẻ cho "một nửa còn lại" thì nghĩ cho cùng chảng có gì thiệt thòi cho lắm.
Nếu không có chuyện Song Hỷ của chàng thư sinh Phương Minh Thu, có lẽ ngày vui của tân lang và tân giai nhân gọi là ngày Đại Hỷ cũng nên?
Ngày Tết ai ai cũng thích được điều vui. Thành ra trong ba ngày xuân khi gặp nhau, đại bộ phận người Hoa thường nói câu "Cung Hỷ" có nghĩa là : chúc vui, chúc mừng mọi sự đều tốt lành.
Trong nghệ thuật sân khấu cải lương, cũng có chữ "Hỷ" gắn liền với nghệ thuật diễn xuất. Đó là: Hỷ, Nộ, Ái, Ố. Có nghĩa là vui, giận, yêu, buồn. Cái "Hỷ" trong các vai diễn trong tuồng, đó là đất diễn dành cho các vai hề chọc cười khán giả.
Lại còn có từ "Hỷ Xả" Có nghĩa là vui vẻ bỏ qua. Thôi thì trong ba ngày Tết, nếu như mình đem cái "Hỷ" cho mọi người thì mình cũng được phần nào "Hỷ Lây" - tức là vui lây rồi vậy!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét