Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Sum họp trong hòa khí

Lễ Tết là dịp để gia đình sum họp, người thân quây quần. Nhưng giữa những câu chuyện rôm rả, thỉnh thoảng vẫn nảy sinh mầm tranh cãi. Làm sao để giữ ngày vui trọn vẹn?
Bánh, mứt ê hề, mai, đào khoe sắc, nhưng gương mặt tươi rói sắc xuân.. nhưng ông anh họ chăm chăm đả kích nghề nghiệp của bạn. Tết năm ngoái, bạn đã suýt mắc nghẹn thịt gà vì ông ấy. Biết đâu năm nay lại xảy ra chuyện tương tự.
Nghĩ đến  cảnh sum họp gia đình, người ta có rất nhiều cảm xúc, bao gồm cả sợ hãi
Nghe thật lạ! Điều đó bắt nguồn từ sự kỳ vọng rằng tất cả mọi người sẽ hòa hợp với nhau, nhưng thực tế có phần ngược lại.
Chính những mỗi quan hệ gia đình lại dễ va chạm hơn quan hệ xã giao ngoài xã hội. Vì là người nhà nên buông lời chê bai thoải mái hơn và cũng vì là người nhà mà thấy đau hơn! Ngoài ra, còn có trường hợp những họ hàng đã tránh mặt nhau cả năm giờ buộc phải gặp nhau cho đúng lễ.
Giải pháp là gì? Hãy chuẩn bị cho hòa bình từ trước khi tất cả vào ngồi cùng bàn, ít nhất cũng thống nhất ở một điểm: không gây bất hòa trong ngày vui, có gì sẽ giải quyết sau. Dưới đây là vài tình huống thường gặp và gợi ý giải quyết.

ÔNG CHÚ CỐ CHẤP CỨ BIẾN NHỮNG CUỘC GẶP GỠ GIA ĐÌNH THÀNH .. BUỔI HỘI THẢO
Giao hẹn trước với mọi người rằng: Đây là dịp hiếm hoi cả nhà họp mặt đông đủ, vì thế hãy tránh nói đến những đề tài nhạy cảm như chính trị, tôn giáo..
Nhưng nếu ông ấy vẫn "chớp" được vấn đề gì đó để tranh cãi? Thế thì cố gắng thay đổi thái độ của mình sẽ đơn giản hơn nhiều so với việc tìm cách thay đổi thái độ của kẻ quá khích.
Bằng cách nào?
Bạn hãy làm ra vẻ tán thành với những gì ông ấy nói (có hại gì đâu!) .Thế là ông ấy không có lý do gì để nổi xung lên nữa. Bữa tiệc đoàn tụ lại vui vẻ.

BẠN CẢM THẤY BỐ MẸ LUÔN CƯNG CHIỀU CHỊ MÌNH HƠN.
Cả con của chị ấy cũng được ưu tiên hơn con của bạn. Không hề có quy định rằng bố mẹ phải thương các con, các cháu đều như nhau. Nếu luôn đòi hỏi công bằng, người ta dễ rơi vào thất vọng. Dù vậy, nếu bạn cảm thấy bố mẹ biết lắng nghe tì hãy mạnh dạn chia sẽ. Không ca cẩm, không lên án, không hờn dỗi. Sự chân thành của bạn sẽ khiến bố mẹ phải nghĩ lại để đối xử công bằng hơn.
Tuy nhiên, đừng hy vọng có sự thay đổi tuyệt đối. Bố mẹ bạn cũng có lý do của mình. Họ có thể giải thích (có lẽ bạn cũng biết rồi đấy!) rằng chị của bạn cần sự quan tâm và giúp đỡ hơn bạn. Khi ấy, hãy suy nghĩ đơn giản: May là mình không phải thiếu thốn như chị ấy! Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong những buổi gặp gỡ.

CÔ EM HỌ VAY BẠN MỘT SỐ TIỀN, ĐẾN GIỜ VẪN CHƯA TRẢ ĐỒNG NÀO
Trong khi đó, bạn nghe nói gia đình, cô ấy đang chuẩn bị đi nghỉ mát. Đừng đợi đến ngày gặp nhau chúc Tết để đòi nợ hay nói bóng gió. Ngay từ bây giờ, hãy nhấc điện thoại lên và vào đề thật nhẹ nhàng. Hoàng toàn không chỉ trích, chị nói đại loại như bọn trẻ bên ấy qủa là cần có  một chuyến đi chơi cho thư giãn sau những ngày thì cử căng thẳng. Kế đến, bạn nhắc rằng hai người  bàn bạc về khoản nợ, xem trả cách nào là tốt nhất cho cô ấy.. Như thế, bạn không những tránh được cơn tức giận vô ích mà còn hoàn toàn làm chủ tình huống.

CÀNG THÊM TUỔI, BỐ MẸ BẠN CÀNG HAY TRANH CÃI VÌ NHỮNG CHUYỆN KHÔNG ĐÂU
Bạn muốn ở bên bố mẹ trong ngày Tết nhưng không muốn làm.. trọng tài cho hai người.
Hày gọi trước cho bố mẹ, bảo rằng bạn rất mong hai người vui vẻ với nhau khi có mặt con cái. Đến ngày ấy, một mặt cứ để mẹ phải bận rộn với việc bếp núc, một mặt cắt người ngồi xem đá bóng hay chơi cờ với bố. Luôn xếp cho bố mẹ ngồi xa nhau và sẵn sàng "cách ly" hai người  khi họ bắt đầu "gườm" nhau. Cũng nên giải thích với các con rằng ông bà ngày càng già và phải cố gắng để thông cảm với ông bà.
Hãy làm tất cả những gì bạn có thể  để không phải loại trừ một ai ra khỏi những buổi họp mặt gia đình nghĩa là học cách chấp nhận nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét